Cây Vạn Tuế có tên khoa học là Cycas revoluta thuộc họ Cycadaceae – Thiên Tuế, có nguồn gốc từ phía Nam của Nhật Bản.
Cây Vạn Tuế là loại cây chịu hạn và chịu khô tốt, thân cây có hình trụ, sần sùi, cao từ 2-3 mét. Cây Vạn Tuế còn được gọi là Cây Chuối Lửa hoặc Cây Đuôi Phượng, là loại cây trang trí nội thất và ngoại thất rất phổ biến.
Thông tin chăm sóc cây
Ánh sáng
Cây Vạn Tuế là loại cây ưa ánh sáng. Tuy nhiên bạn không nên trồng cây ở nơi có ánh nắng quá gắt trong thời gian dài.
Lượng nước tưới
Cây Vạn Tuế là loại cây chịu hạn tốt, chịu khô tốt nhưng không nên để đất quá khô. Bạn có thể tưới 1-2 lần/tuần với mùa khô. Vào mùa mưa nên tránh để úng gốc.
Nhiệt độ
Cây Vạn Tuế là loài cây ưa sáng, không chịu rét. Nhiệt độ để cây sinh trưởng tốt nhất là từ 20-30 độ C.
Độ ẩm
Cây Vạn Tuế sống tốt trong điều kiện độ ẩm bình thường, độ ẩm thích hợp nhất từ 50% – 60%.
Phân bón
Cây Vạn Tuế không cần quá nhiều dinh dưỡng. Bạn có thể bón phân hàng tháng bằng các loại phân tan chậm như NPK để giữ cho lá xanh tốt, tăng khả năng ra lá non.
Tốc độ tăng trưởng
Cây Vạn Tuế nếu được chăm sóc và phát triển tốt có thể cao tới 2-3 mét.
Độ thân thiện
Trong thân, ngọn, vỏ, gốc của Cây Vạn Tuế đều có chất độc, đặc biệt là chất Cycasin có thể gây kích ứng đường tiêu hóa, nôn mửa, tiêu chảy. Hạn chế trồng cây trong nhà và tránh xa trẻ nhỏ.
Lọc không khí
Ngoài tác dụng trang trí, Cây Vạn Tuế cũng là một trong các loài cây có khả năng lọc các chất độc trong không khí rất tốt do bè tán rộng, xanh mướt.
Nguồn gốc
Cây Vạn Tuế có nguồn gốc từ phía Nam của Nhật Bản và trở thành loài cây phổ biến hiện nay ở nhiều nước như Trung Quốc, các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.